Nâng cao sức cạnh tranh cho kiểm toán Việt

Trước yêu cầu minh bạch thông tin tài chính DN trong thời gian qua, nhiều công ty kiểm toán “nội” được thành lập. Số lượng nhiều nhưng kiểm toán “nội” hiện còn lép vế với DN kiểm toán “ngoại”. Làm sao để nâng cao sức cạnh tranh cho hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán “nội” nói riêng? Để tìm câu trả lời, phóng viên Tạp chí Vietnam Business Forum đã có cuộc phỏng vấn ông Ngô Đức Đoàn - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC. Ngọc Anh thực hiện.

Nang cao suc canh tranh kiem toan VietLà  một  trong  hai  đơn  vị  kiểm toán  độc  lập  “nội”  đầu  tiên, ông đánh  giá  thế  nào  về ngành  Kiểm toán Việt Nam? 

Hình  thành  sau  những  năm 1990, ngành Kiểm toán Việt còn khá non trẻ nhưng  đang  ngày  càng trưởng  thành hơn, chất lượng dịch vụ có những bước tiến  đáng  kể và  được  khách  hàng  tin tưởng. tuy vậy, các DN Kiểm toán hiện còn gặp  nhiều  khó  khăn  trong  hoạt động;  năng  lực  cạnh  tranh  hạn  chế, trình độ nhân lực yếu, dịch vụ chưa đa dạng; khách hàng hạn hẹp… Hơn nữa các công ty kiểm toán độc lập chưa hợp tác chặt chẽ với nhau và còn tình trạng cạnh  tranh  thiếu  lành  mạnh.  nhiều doanh  nghiệp  kiểm  toán  kể  cả  nhóm Big 4 hoạt động tại Việt nam cũng sẵn sàng hạ giá phí  thấp  theo khách hàng thông báo.  Một số công ty nội địa đưa mức phí thấp nên cũng phục vụ “thấp” về chất  lượng như: không bố  trí đúng nhân  sự,  cắt  giảm  thủ  tục,  quy  trình soát  xét  kiểm  toán.  “Con  sâu  làm rầu nồi canh”,vài DN đã làm ảnh hưởng uy tín cả dịch vụ Kiểm toán.

Ông vừa nhắc đến Big4 (các công ty kiểm toán nước ngoài), có ý kiến cho rằng hiện  Big4 đã thâu tóm hầu hết thị trường Việt Nam; vậy yếu tố nào giúp họ bỏ xa chúng ta?

Theo  thống  kê  của  Hội  Kiểm  toán viên hành nghề Việt nam (VACPA), năm 2013, Big4 chiếm 58% doanh  thu  toàn thị  trường,  tức  130  công  ty  kiểm toán nội địa chỉ giữ 42% còn  lại. năm 2013, trong  khi  bình  quân  doanh  thu mỗi công ty kiểm toán tại Việt nam là 31 tỷ đồng thì của Big4 lên tới 599 tỷ còn 130 công ty “nội” chỉ đạt 14 tỷ đồng. AASC hiện có số lượng khách hàng lớn thứ hai trong hệ thống các Công ty Kiểm toán Việt Nam và vị  trí doanh  thu xếp ngay sau  nhóm  Big4  nhưng  xét  về  giá  trị tuyệt đối  thì vẫn còn khoảng cách khá xa so với họ. Big4  làm được điều đó vì họ  sở  hữu  thương  hiệu  mạnh, thừa hưởng nguồn khách hàng của nhà đầu tư,  tổ  chức  tài  chính nước ngoài thậm chí do cả yếu tố hạ giá phí.

AASC hiện đang  làm gì để cạnh tranh  cùng  nhóm  Big4  và  thu  hẹp khoảng  cách  với  Kiểm  toán  nước ngoài?

AASC không chọn đối đầu mà chọn hợp tác và đang thực hiện điều đó với nhóm  Big4  cũng  như một  số  công  ty kiểm  toán  vừa  và  nhỏ.  Bởi  chúng tôi quan  niệm,  hợp  tác  sẽ  đem  lại  lợi  ích cho  các  bên,  giúp  tăng  cường chất lượng  dịch  vụ;  củng  cố  và  nâng  cao niềm  tin  của  công  chúng  và gia  tăng doanh số kiểm  toán… song nếu buộc phải cạnh tranh, chúng tôi sẽ tìm kiếm những lĩnh vực, phân khúc thị trường ít “va chạm” hơn.

Để thu hẹp khoảng cách giữa kiểm toán  “nội”  và  kiểm  toán  “ngoại”  cần phải tạo  nên một  nền  kiểm  toán  “Uy tín  -  trung  thực  -  Minh  bạch”,  phát triển bền vững bằng việc hội nhập với khu vực và thế giới. năm 2013, chúng tôi đã công bố thương hiệu và đổi tên thành  Hãng  Kiểm  toán  AASC.  Tôi  hy vọng sự ra đời thương hiệu mới sẽ góp phần nâng cao  tín nhiệm và niềm  tin của AASC nói  riêng và Kiểm  toán Việt nói chung.

Theo  ông,  cần  yếu  tố  nào  để phát  triển  một  ngành  kiểm  toán phát triển bền vững?

Để phát triển một ngành kiểm toán vững mạnh, minh  bạch,  đáp  ứng  yêu cầu thực  tế  thì  các DN  nên  tập  trung phát  triển  nhân  lực;  trước  hết  phải  rà soát, đánh giá, bồi dưỡng, tu dưỡng rèn luyện  đội  ngũ  Kiểm  toán  viên,  nhân viên giỏi về chuyên môn, sáng ngời về đạo  đức  nghề  nghiệp,  tôi  luyện  bản lĩnh  trong  khi  thực hiện  các nhiệm vụ dịch vụ kiểm toán và tư vấn. Các công ty cũng cần hoàn  thiện mô hình quản lý, quản trị DN bài bản, chuyên nghiệp, công khai, minh bạch để cán bộ, nhân viên luôn đồng thuận nhất tâm.

Nguồn: Tạp chí Vietnam Business Forum